Lỗi sơn tĩnh điện
Sản phẩm sơn tĩnh điện đạt chất lượng và có độ bền cao trong mọi môi trường, điều kiện thời tiết khắc nhiệt. Nhà sản xuất phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe về thiết bị, kỹ thuật, và chất lượng nguyên liệu sơn. Nhưng đôi khi các sản phẩm vẫn gặp những lỗi sơn tĩnh điện trên bề mặt không mong muốn. Các lỗi này thường xuất hiện do những nguyên nhân sau.
Bề mặt chi tiết cần sơn xử lý chưa đạt yêu cầu.
Hiện tượng màng sơn bong tróc, thủng lỗ, bề mặt không phẳng, mịn, gợn sóng. Độ bền cơ lý hóa kém, bị gỉ sét.
Nguyên liệu có chất lượng kém
Do bảo quản chưa đúng kỹ thuật, nhiễm bẩn hoặc không phù hợp. Hiện tượng màng sơn bị bong tróc, sai màu, bề mặt không nhẵn, độ bền cơ lý kém.
Trình độ kỹ thuật thợ sơn chưa đáp ứng yêu cầu.
Hiện tượng màng sơn không đồng đều về độ dày, các góc cạnh bị bỏ sót, xuất hiện hiện tượng da cam. Độ bền cơ lý hóa kém, bị gỉ sét.
Chế độ sơn không phù hợp.
Hiện tượng bề mặt sơn phồng rộp, nổi bọt, không nhẵn, nổi hạt, sai màu. Độ dày bề mặt sơn không đồng đều, độ bền cơ lý hóa kém.
Chất lượng thiết bị không đạt yêu cầu.
Hệ thống thiết bị bị nhiễm bẩn, nhiễm từ, khí nén có độ ẩm hoặc chất lượng thiết bị kém. Hiện tượng bề mặt sơn không nhẵn có các chấm nhỏ, lỗ nhỏ, sai màu, độ bền cơ lý hóa kém.
Cách kiểm tra và khắc phục khi xuất hiện lỗi sơn tĩnh điện
Tùy theo yêu cầu về chất lượng bề mặt sơn, chất liệu vật sơn. Để kiểm tra, tìm nguyên nhân sai lỗi. Cũng như khắc phục, sửa chữa. Và tái sử dụng sản phẩm bằng cách sơn lại lớp sơn mới. Qua đó giảm các chi phí, cũng như tối ưu hóa quy trình sản xuất. Mà vẫn bảo đảm các yêu cầu về chất lượng sơn bề mặt khắt khe nhất.
Bề mặt chi tiết sơn xử lý chưa đạt yêu cầu.
Bề mặt chi tiết còn lẫn tạp chất, như dầu mỡ, hóa chất v.v. Các vết hàn (nếu có) chưa được xử lý triệt để. Cần kiểm tra lại các bể xử lý vệ sinh bề mặt chi tiết. Điều chỉnh nồng độ dung dịch theo yêu cầu. Xử lý lại các mối hàn, đánh sạch xỉ hàn trên bề mặt chi tiết. Đối với các chi tiết bằng kim loại, phải kiểm tra lớp phốt phát. Đảm bảo bề mặt chi tiết khô hoàn toàn trước khi tiến hành sơn.
Nguyên liệu chất lượng kém, lẫn màu hoặc nhiễm bẩn hoặc đóng cục do bị hút ẩm khi bảo quản. Thay thế bằng nguyên liệu đạt chất lượng theo yêu cầu.
Trình độ thợ sơn không đáp ứng yêu cầu.
Tiến hành hưỡng dẫn và đạo tạo công nhân đạt kỹ năng và trình độ theo yêu cầu. Nếu số lượng sản phẩm lớn lên áp dụng rô bốt sơn để đảm bảo chất lượng đồng đều.
Chế độ sơn chưa phù hợp với vật sơn.
Căn cứ vào vật liệu chế tạo chi tiết cần sơn, lựa chọn chế độ sơn phù hợp với vật sơn. Ngoài ra, khi tiến hành sơn thử, phải quan sát kỹ quá trình sơn để điều chỉnh các thông số phù hợp. Để đảm bảo bề mặt sơn đạt chất lượng theo yêu cầu. Các thông số cần kiểm tra và điều chỉnh gồm khoảng cách giữa súng và vật sơn. Áp suất khí nén, điện áp, tiếp đất (trở kháng), tốc độ dây chuyền (nếu phun tự động), nhiệt độ và thời gian sấy…
Chất lượng thiết bị trong dây chuyền sơn không đạt yêu cầu.
Khi kiểm tra, điều chỉnh và thành lập các thông số cho chế độ sơn. Lên kết hợp để kiểm tra việc hoạt động của các thiết bị trong dây chuyền sơn. Qua đó có thể phát hiện lỗi hoạt động của các thiết bị khi không đáp ứng các thông số điều chỉnh.
Trong quá trình tiến hành sơn, chúng ta phải thường xuyên kiểm tra các sản phẩm sơn. Đối với sản xuất loạt lớn, việc kiểm tra lên áp dụng kết hợp định kỳ với tần xuất hợp lý. Nhằm ngăn chặn các lỗi phát sinh hàng loạt, làm ra tăng chi phí. Khi xuất hiện các lỗi sơn tĩnh điện. Cần kiểm tra và xác định nguyên nhân theo từng bước một cách thận trọng. Tránh trường hợp bỏ xót, gây ra những lỗi tiềm tàng. Đây là nguy cơ gây dây chuyển hoạt động không ổn định. Gây thất thoát và gia tăng chi phí sản xuất.
Xử lý bề mặt sơn lỗi trên chi tiết sơn
Tùy thuộc vào yêu cầu về chất lượng của chi tiết sơn. Như độ bóng, bền màu, tính chịu hóa chất, cơ lý tính và tuổi thọ của chi tiết sơn. Đối với những chi tiết có bề mặt sơn bị lỗi nhẹ, diện tích bé, số lượng ít và không có yêu cầu cao về độ bền, chất lượng. Tùy vào vật liệu của vật sơn, có thể xử bằng cách bóc lớp sơn hỏng cục bộ bằng các phương pháp thủ công, và sơn dặm lại. Tuy nhiên, đối với những chi tiết có yêu cao về chất lượng, độ bền. Đặc biệt là với sản lượng lớn. Cách tối ưu nhất về chất lượng là loại bỏ hoàn toàn lớp sơn lỗi trên bề mặt. Xử lý bề mặt đạt chất lượng yêu cầu và sơn lại toàn bộ bề mặt cần sơn.
Các phương pháp tẩy lớp sơn lỗi trên bề mặt vật sơn
Hiện nay có hai phương pháp để bóc tách lớp sơn lỗi khỏi bề mặt vật sơn hoàn toàn. Phương pháp phun cát và ngâm hóa chất tẩy sơn. Tùy theo tính chất và nguyên lý, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm khác nhau. Nhà sản xuất sẽ lựa chọn cho mình phương pháp thích hợp. Nhằm bảo đảm chất lượng bề mặt chi tiết sau khi tẩy lớp sơn tĩnh điện.
Phương pháp phun cát
Dựa trên nguyên lý phun các hạt cát với tốc độ cao lên bề mặt vật sơn. Bề mặt vật sơn được làm sạch, đánh bóng hoặc tạo nhám dưới do lực va đập của cát.
Ưu điểm là kích thước vật cần tẩy sơn lớn, phù hợp với những cấu trúc có kết cấu lớn và cững vững. Nhược điểm là bề mặt vật sơn sẽ bị mài mòn, bề mặt vật sơn sẽ không giữ được nguyên trạng như ban đầu. Do áp lực va đập của các hạt cát khá lớn.
Phương pháp phun cát tẩy sơn không phù hợp đối với các chi tiết máy có các mỗi lắp ghép cơ khí. Hoặc các chi tiết có kết cấu phức tạp, có cấu trúc yếu. Ngoài ra, phương pháp này, cũng khó khăn trong việc tự động hóa, đầu tư lớn, chi phí khá cao. Tạo ra bụi mịn, bã sơn ảnh hưởng đến môi trường nếu không được xử lý triệt để.
Phương pháp ngâm hóa chất tẩy sơn
Dựa nguyên lý phản ứng hóa học bóc tách các lớp sơn ra khỏi bề mặt vật sơn.
Ưu điểm là không làm ảnh hưởng đến bề mặt (kích thước có dung sai, độ bóng, nhám bề mặt, hoa văn…), cấu trúc chi tiết. Bề mặt vật sơn được hoàn trả lại nguyên trạng như ban đầu trước khi sơn. Màn sơn được bóc ra do không bị hòa tan với hóa chất, lên dễ dàng thu gom xử lý triệt để. Phương pháp này phù hợp với mọi chi tiết tẩy sơn, có cấu tạo từ các vật liệu khác nhau. Ngoài ra, có thể áp dụng tự động hóa cao, đầu tư thấp. Lên có năng xuất lớn, với chi phí thấp.
Nhược điểm là khó thi công đối với các kết cấu lớn, môi trường hở. Ngoài ra, phải xử lý hóa chất tồn dư trên bề mặt sau khi tẩy kỹ càng. Để không làm ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt lớp sơn mới.
Những hệ lụy do lỗi bề mặt sơn
Lỗi bề mặt trong sơn tĩnh điện là điều không mong muốn, nhưng rất khó tránh khỏi và khó kiểm soát. Chúng ta đã biết, chất lượng sơn tĩnh điện bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố biến động. Mà ngay cả những Nhà sản xuất, có quy trình kiểm soát tối ưu nhất, vẫn tồn tại những tỷ lệ sai lỗi nhất định. Nó có thể gây ra những hệ lụy và ảnh hưởng lớn đến sản xuất, nhất là trong sản xuất hàng loạt. Nhà sản xuất bắt buộc phải tăng số lượng sản xuất để dự phòng cho hỏng hóc. Điều này làm phát sinh chi phí, gây lãng phí. Khi bạn là nhà sản xuất loạt lớn và gặp vấn đề này. Điều cần thiết là bạn phải tối ưu hóa quy trình sản xuất, để khắc phục điều này.