Tối ưu hóa quy trình sơn

Lỗi bề mặt trong sơn tĩnh điện là điều không mong muốn, nhưng rất khó kiểm soát. Chúng ta đã biết, chất lượng sơn tĩnh điện bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố biến động. Mà ngay cả những Nhà sản xuất, có quy trình kiểm soát tối ưu nhất, vẫn tồn tại những tỷ lệ sai lỗi nhất định. Tối ưu hóa quy trình sơn tĩnh điện bằng cách tẩy lớp sơn lỗi bề mặt chi tiết. Và tái sử dụng chi tiết đó mà không tăng lượng tồn kho dự phòng. Qua đó giảm chi phí phát sinh cũng như việc bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý. Nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng về thời gian và sản lượng.

Tối ưu hóa quy trình sơn tĩnh điện

Lỗi bề mặt sơn

Phát sinh chi phí

Bạn đang gặp những vấn đề về lỗi sơn tĩnh điện ở công đoạn hoàn thiện cuối. Bạn phải hủy sản phẩm do lo ngại việc tẩy lớp sơn tĩnh điện, sẽ làm ảnh hưởng đên chất lượng sản phẩm. Việc này có thể dẫn đến hệ lụy là gây tắc nghẽn dòng sản xuất do thiếu hụt phụ tùng. Thậm chí Bạn sẽ không đáp ứng số lượng cho đơn hàng của khách. Kết quả là, để đáp ứng yêu cầu tiến độ của khách hàng. Bạn phải tăng số lượng sản phẩm dự phòng cho những lỗi này. Đương nhiên, chi phí sản xuất sẽ tăng theo lượng tồn kho này.

Đối với những chi tiết có ít công đoạn chế tạo, giá thành thấp. Nhà sản xuất đơn giản khắc phục bằng cách loại bỏ. Và chi phí này, được phân bổ trong giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, với việc sản xuất số lượng loạt lớn, theo thời gian thì đôi khi chi phí này không hề nhỏ.

Phát sinh chi phí
Phát sinh chi phí

Không kiểm soát được chi phí

Để giảm chi phí bạn sẽ tiến hành sửa chữa sơn lỗi để không phải hủy chi tiết. Với số lượng ít và sản phẩm gặp những lỗi nhỏ. Bạn hoàn toàn có thể điều động nhân sự trong dây chuyền sơn để xử lý với chi phí không đáng kể. Nhưng khi số lượng sản phẩm lỗi tăng lên, những lỗi sơn nhiều hơn. Đồng thời đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, chi phí sẽ lớn hơn nhiều. Việc kiểm soát chi phí này sẽ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sơn hỏng. Và nó bất thường không ổn định.

Không kiểm soát được chất lượng

Việc xử lý bề mặt lớp sơn hỏng là một điều không hề dễ dàng. Nhất là những chi tiết đòi hỏi chất lượng cao. Việc xử lý thủ công thường dẫn đến việc phá hỏng bề mặt chi tiết cần sơn. Việc này phụ thuộc nhiều vào kỹ năng, trách nhiệm của nhân sự thi công và bộ phận kiểm soát. Có thể dẫn đến việc để lọt các chi tiết có bề mặt xử lý không đảm bảo. Khiến lớp sơn sẽ không đạt các yêu cầu kỹ thuật. Việc xử lý này cứ lặp lại, đến khi phá hỏng bề mặt hoặc kết cấu chi tiết.

Không kiểm soát được chất lượng
Không kiểm soát được chất lượng

Uy tín giảm sút

Chúng ta đều biết, chất lượng sơn được đánh giá chủ yếu sau một thời gian khi sản phẩm đã ra ngoài thị trường. Điều gì xảy ra khi những sản phẩm lỗi sơn bị gỉ, bong chóc … do việc xử lý bề mặt vật sơn không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Chúng ta đã chứng kiến những đợt thu hồi sản phẩm của những Nhà sản xuất lớn trên thế giới. Với phạm vi toàn cầu, vô cùng tốn kém, kéo dài và phức tạp. Làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thương hiệu, trong mắt người tiêu dùng. Trong đó, nguyên nhân không ít là việc chi tiết bị gỉ sét. Không bảo đảm làm việc an toàn khi chưa hết tuổi thọ của của chi tiết đấy.

Giảm sút sức cạnh tranh

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nhà sản xuất không thể đẩy mãi những chi phí này vào giá thành sản phẩm. Khi không kiểm soát tốt được quy trình sản xuất ở công đoạn sơn hoàn thiện cuối cùng. Nếu xảy ra lỗi buộc phải hủy chi tiết, thì tỷ lệ sai lỗi này sẽ xóa đi thành quả của các công đoạn trước. Và tỷ lệ sai lỗi ở công đoạn này, chi phí sản xuất phát sinh là lớn nhất. Việc đẩy những chi phí phát sinh này vào giá thành sản phẩm. Sẽ khiến nó tăng cao và làm giảm sức cạnh tranh của Bạn đối với các đối thủ.

Giảm sút lợi nhuận

Bạn sẽ chịu những chi phí này vào lợi nhuận để giữ được sức cạnh tranh. Điều gì sẽ xảy ra khi đối thủ của bạn tiếp tục giảm giá thành. Và ở một thời điểm nào đó, bạn sẽ nhận thấy chi phí này chiếm một phần không hề nhỏ nữa trong lợi nhuận của mình. Đặc biệt là đối với các chi tiết trải qua nhiều công đoạn gia công phức tạp. Và đòi hỏi yêu cầu cao về tiêu chuẩn kỹ thuật, tốn kém và giá gia công cao. Việc hủy chi tiết để tiết kiệm nguyên liệu là không thể vì chi phí gia công lại còn cao hơn cả giá thành vật liệu.

Giảm sút lợi nhuận
Giảm sút lợi nhuận

Tối ưu hóa quy trình sản xuất

Giảm chi phí phát sinh

Đây là vấn đề không phải của riêng bạn. Mà ngay cả những Doanh nghiệp khác, thậm chí là đổi thủ của bạn. Bài toán đặt ra là giảm tỷ lệ sơn hỏng trong pham vi cho phép, với mức chi phí kiểm soát được. Để giải bài toán này các nhà sản xuất vẫn đang cải tiến để kiểm soát quá trình sản xuất. Tuy nhiên đây là câu chuyện dài tập không hồi kết. Vì ngay cả những Nhà sản xuất, có quy trình kiểm soát tối ưu nhất, vẫn tồn tại những tỷ lệ sai lỗi nhất định.

Trong câu chuyện kiểm soát đó. Việc tối ưu hóa quy trình sản xuất bằng cách tẩy lớp sơn lỗi và tái sử dụng các chi tiết này là cách tối ưu nhất. Bởi bằng cách này nhà sản xuất sẽ giảm được các chi phí. Như lượng tồn kho dự phòng. Chi phí hủy chi tiết và gia công lại các công đoạn trước đó.

Tối ưu hóa quy trinh sơn
Quy trình tối ưu
Quy trình tối ưu

Để đáp ứng được những yêu cầu đó. Cần có một quy trình tẩy sơn riêng biệt. Nhằm xử lý lớp sơn hỏng phải đáp ứng được hai yêu cầu chính :

  • Tẩy sạch, bóc tách 100% các thành phần sơn bám trên bề mặt chi tiết khi triển khai tẩy sơn, mà không làm ảnh hưởng bất kỳ nhân tố nào của bề mặt chi tiết : như độ bóng, độ nhám, kết cấu … Đảm bảo chi tiết có bề mặt sau khi tẩy sơn trở về nguyên trạng chất lượng như ban đầu.
  • Thời gian xử lý tẩy sơn nhanh chóng tới mức có thể quay vòng lại ngay, mà không cần đến lượng tồn kho dự trữ. Sản lượng lớn và phù hợp mới mọi hình thức sản xuất. Đồng thời dễ dàng xây dựng và bố trí kế hoạch sản xuất đáp ứng nhanh chóng đơn hàng theo yêu cầu.

Nếu bạn gặp những vấn đề trên, hãy xem xét một cách kỹ lưỡng giải pháp của chúng tôi. Nó sẽ giúp giải quyết vấn đề và tối ưu hóa quy trình sản xuất của bạn. Giảm bớt  những chi phí phát sinh khó kiểm soát, giảm stress, thư giãn và tận hưởng cuộc sống.

Tối ưu hóa quy trinh sơn tĩnh điện
Tối ưu hóa quy trinh sơn tĩnh điện

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay
Chat ngay