Dây chuyền sơn tĩnh điện

Dây chuyền sơn tĩnh điện

Dây chuyền sơn tĩnh điện

Dây chuyền sơn tĩnh điện

Tùy thuộc vào chất liệu cấu tạo lên sản phẩm và công nghệ sơn tĩnh điện. Một dây chuyền sơn sẽ cần các thiết bị khác nhau. Ở đây chúng ta sẽ xem xét các thiết bị cần có trong dây chuyền sơn tĩnh điện. Áp dụng cho sản phẩm bằng kim loại và sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện khô.

Dây chuyền sơn tĩnh điện sản phẩm nhôm định hình cao cấp

Bể xử lý bề mặt sản phẩm

Việc xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn là đặc biệt quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sơn của bề mặt  sản phẩm cần sơn. Đối với các sản phẩm bằng kim loại, việc xử lý bề mặt sẽ phức tạp nhất. Nhưng mục tiêu số 1 là làm sạch bề mặt vật sơn một cách kỹ lưỡng nhất. Sau đây chúng ta sẽ xem các thiết bị để xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn.

Bể composite xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn
Bể composite xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn

Các bể xử lý loại bỏ dầu, mỡ, sáp và các chất bẩn khác bám trên bề mặt.

Bể tẩy dầu, mỡ

Bể chứa các dụng dịch có tính kiềm hoặc axit. Các sản phẩm được ngâm hoặc phun theo thời gian khác nhau. Để tăng hiệu quả tẩy rửa, dung dịch này có thể gia nhiệt làm nóng.

Ngoài ra, một số sản phẩm đòi hỏi có chất lượng bề mặt sơn phủ cao. Được sử dung công nghệ tẩy dầu, mỡ, sáp bằng hơi bão hòa của dung dịch hydrocacbon clo.

Bể rửa nước sạch

Chứa nước để rửa sạch dung dịch kiềm hoặc axit tẩy dầu, mỡ.

Bể hóa chất định hình cho bề mặt kim loại

Chứa hóa chất định hình bề mặt, dùng trong quá trình phốt phát hóa. Giúp quá trình phốt phát hóa đạt chất lượng yêu cầu. Ngoài ra trung hòa các axit tự do, tránh quá trình phốt phát ngược, làm vàng bề mặt phốt phát.

Bể phốt phát hóa bề mặt

Chứa hóa chất phốt phát, dùng để tạo ra lớp phốt phát trên bề mặt kim loại. Chống ăn mòn và giúp cải thiện liên kết giữa mặt kim loại và lớp sơn tĩnh điện. Có hai loại phốt phát là phốt phát sắt, phốt phát kẽm. Ngày nay người ta dùng chủ yếu là phốt phát kẽm.

Ngoài phương pháp phốt phát hóa để xử lý nền bề mặt vật sơn. Người ta còn sử dụng mạ crôm cho bề mặt kim loại trước khi sơn tĩnh điện. Giúp tăng khả năng chống ăn mòn,  độ bám dính của lớp sơn tĩnh điện, kéo dài tuổi thọ chi tiết sơn.

Bể rửa nước sạch

Chứa nước để rửa sạch lần cuối đảm bảo bề mặt vật sơn không còn dính bất cứ tạp chất nào.

Hệ thống bể xử lý bề mặt sản phẩm sơn liên hoàn
Hệ thống bể xử lý bề mặt sản phẩm sơn liên hoàn

Lò sấy khô

Dùng để làm khô hoàn toàn các bộ phận vật sơn trước khi bắt đầu vào quá trình phun bột sơn.

Buồng phun sơn

Là nơi sản phẩm được phủ bột sơn tĩnh điện. Thường có cấu tạo gồm các phần :

Buồng phun

Dạng hình hộp có cấu tạo và kích thước phù hợp với sản phẩm cần sơn. Có hai loại : loại tự động được lắp các đầu phun tự động (có cảm biến) hoặc rô bốt sơn. Loại thủ công, dùng sức người phun trực tiếp. Thông thường buồng sơn sẽ kết hợp để lắp ghép các phần khác. Như đầu phun tự động, hệ thống thu hồi bột sơn, hệ thống lọc tránh bụi xâm nhập buồng sơn.

Buồng phun sơn tự động
Buồng phun sơn tự động
Máy phun sơn

Là thiết bị tạo độ tĩnh điện dương cho bột sơn. Và tạo áp lực để phun bột sơn vào bề mặt vật sơn.

Máy phun sơn tĩnh điện
Máy phun sơn tĩnh điện
Lọc bụi

Là hệ thống cấp không khí sạch (qua lọc) cho buồng sơn và hút khí qua hệ thống thu hồi bụi, trước khi ra ngoài môi trường. Đảm bảo tránh nhiễm bụi tróng quá trình sơn, ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt chi tiết sơn.

Phòng sơn được lắp màng lọc bụi
Phòng sơn được lắp màng lọc bụi
Hệ thống thu hồi sơn

Là hệ thống hút/lọc khí chứa bột sơn thừa nhằm thu gom bột sơn trong quá trình sơn tĩnh điện dạng bột. Đối với sơn tĩnh điện dạng ướt, thường dùng màng nước tuần hoàn để thu hồi và xử lý sơn thừa.

Hệ thống thu hồi bột sơn tĩnh điện
Hệ thống thu hồi bột sơn tĩnh điện
Máy nén/sấy khí

Dùng để cấp khí nén dạng khô (độ ẩm thấp) cho máy phun sơn.

Lò sấy sơn

Buồng sấy

Là nơi dùng để sấy sản phẩm ngay sau khi sơn đến nhiệt độ yêu cầu. Có nhiều kiểu buồng sấy, tùy theo kết cấu của sản phẩm sơn. Nhưng tựu trung lại có 2 kiểu buồng sấy là cố định và di động. Vỏ buồng sấy được bọc lớp cách nhiệt, bố trí bộ phận gia nhiệt, cũng như lắp quạt đối lưu khí nóng.

Bộ phận gia nhiệt

Là bộ phận cấp nhiệt cho buồng sấy. Thường sử dụng điện hoặc ga để chuyển đổi thành nhiệt lượng. Được lắp các cảm biến để điều khiển tự động về nhiệt độ và thời gian gia nhiệt.

Đèn hồng ngoại chạy ga sấy sơn
Đèn hồng ngoại chạy ga sấy sơn

Quạt đối lưu khí nóng

Giúp phân bố nhiệt đồng đều trong buồng sấy. Đảm bảo toàn bộ bề mặt sản phẩm sơn được sấy đều như nhau.

Hệ thống băng tải

Đây là bộ phận kết nối các phần trong dây chuyền thành một dây chuyền sơn tĩnh điện hoàn chỉnh. Giúp tăng năng suất lao động, điều chỉnh thời gian, hiệu suất các phần trong dây chuyền. Thông thường, người ta hay dùng băng tải xích, kết hợp móc treo, đồ gá để vận chuyển chi tiết sơn di chuyển qua các phần trong dây chuyền.

Băng tải xích treo
Băng tải xích treo

Như vậy tùy theo kích thước và chất liệu cấu tạo lên sản phẩm. Dây chuyền sơn sẽ có độ dài, rộng và cao khác nhau. Ngoài ra, việc lựa chọn mức đầu tư cho dây chuyền sơn. Phụ thuộc nhiều vào mức độ chất lượng sản phẩm sơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay
Chat ngay