Quy trình sơn tĩnh điện
Quy trình sơn tĩnh điện
Xử lý bề mặt sản phẩm cần sơn
Vệ sinh bề mặt sản phẩm cần sơn
Đây là công đoạn quan trong nhất trong quy trình sơn tĩnh điện. Chất lượng của sản phẩm sơn tĩnh điện phụ thuộc vào chất lượng bề mặt dưới lớp sơn. Bề mặt sơn cần được loại bỏ hoàn toàn các tạp chất. Như dầu, mỡ, hóa chất, bụi, các vết bẩn … Các biện pháp làm sạch bao gồm khử bằng hơi nóng, lau bằng dung môi, ngâm dung dịch làm sạch, rửa nước làm sạch. Cuối cùng là sấy sản phẩm khô hoàn toàn.
Xử lý nền bề mặt sản phẩm sơn
Đối với bề mặt kim loại, để chống ăn mòn và tăng độ bền lớp sơn tĩnh điện. Bề mặt kim loại cần được xử lý bằng các phương pháp như phốt phát hóa hoặc mạ crôm.
Phun sơn tĩnh điện
Tùy theo phương pháp sơn tĩnh điện, thiết bị sơn có cấu tạo khác nhau. Điều quan trong nhất ở công đoạn này là kỹ năng thao tác. Nó sẽ tạo ra chất lượng hoàn thiện cao, tiết kiệm nguyên liệu. Nguyên tắc cân bằng là lượng sơn được phun từ súng sơn tĩnh điện, mức độ tĩnh điện và bề mặt vật sơn.
Sấy sơn
Là quá trình đóng rắn cấu trúc nhựa trong thành phần sơn, giúp màng sơn tĩnh điện cứng lại. Yếu tố quan trọng là nhiệt độ sản phẩm sơn đạt đến nhiệt độ yêu cầu. Điều đó có nghĩa là bạn phải chú ý đến chiều dày vật cần sơn. Thời gian gia nhiệt đủ, để lớp sơn đến độ đóng rắn cần thiết.
Hoàn thiện bề mặt sơn tĩnh điện
Màu sơn tĩnh điện sẽ được định hình cơ bản ở giai đoạn này. Thông thường sản phẩm sơn sẽ được phủ thêm một lớp tạo hình, màu sắc, hiệu ứng … Và được phủ một lớp tạo bóng, tăng khả năng chống trầy xước.